THẮP SÁNG ƯỚC MƠ ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH “CÙNG DANISA TRI ÂN THẦY CÔ”
Giáo viên: H Thủy trường MN Hoa Mai, xã ĐăkrTih, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông
Thời gian thấm thoát trôi, mới đó mà đã 7 năm, nhớ lại ngày đầu cô giáo mới đến nhận công tác, cô giáo có cái tên dễ thương – H Thủy. Cô là người đồng bào dân tộc M’nông, được biết cô giáo H Thủy được sinh ra trong gia đình làm nghề nông, thường trú tại xã Đăk Song. Gia đình có 4 người con, bố mẹ làm nông nên để nuôi được 4 chị em đi học quả là rất vất vả. Cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đa phần là làm nương rẫy, thời ấy làm nương rẫy chủ yếu lao động thủ công, dụng cụ lao động thô sơ không có máy móc công nghiệp để sản xuất lao động, nên mỗi mùa vụ đến, sản phẩm thu hoạch được rất ít, vì vậy điều kiện để chăm lo cho con cái đi học thực sự là khó khăn. Các con đi học với đồ dùng học tập thiếu thốn, đi học tới trường chủ yếu đi bộ, không có xe đi lại như những bạn bè đồng trang lứa của những gia đình có điều kiện. Sau những giờ đi học về lại mang gùi theo bố mẹ lên nương rẫy. Đường lên nương rẫy xa xôi, đồi dốc gập ghềnh, thế nhưng hằng ngày cô và các anh chị em vẫn lên rẫy phụ giúp bố mẹ trồng rau, tỉa lúa. Chiều tối về, gùi lại nặng trĩu trên vai nào là rau rừng, đọt mây, lá bầu, lá bí… để về cải thiện bữa ăn gia đình. Từ những lần nhìn bố, mẹ đi rẫy làm quần quật từ sáng đến tối phát nương, tỉa bắp. Những giọt mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt mẹ, hằn lên những vết trắng loang lỗ trên lưng áo ba. Chiều về lại tranh thủ vào rừng đào củ mài về để cải thiện thêm bữa ăn cho các con được ăn no hơn, có thêm sức để học tập. Nhìn bố mẹ, nhiều lần Thuỷ đã rưng rưng nước mắt. Thuỷ nhìn nổi vất vả cực nhọc của bố mẹ, nhìn các em nhỏ trong buôn làng, trong độ tuổi mầm non, nhiều em lại theo bố mẹ đi rẫy không đến trường theo đúng độ tuổi. Thấu hiểu với nỗi nhọc nhằn một nắng hai sương của bố mẹ càng thôi thúc, tiếp lửa cho ý chí nỗ lực vươn lên để học tập và ấp ủ ước mơ lớn lên sẽ trở thành cô giáo, đem cái chữ về dạy cho các em ở các buôn làng xa xôi – nơi các em không có điều kiện học tập như các bạn ở những vùng thuận lợi. Sự nỗ lực trong học tập cũng đã đưa H’Thủy đến cổng trường Đại học. Năm 2010, khi được tin đậu vào trường Đại học Tây Nguyên, cầm giấy báo trên tay mà trái tim cô vỡ òa lên niềm vui sướng. Giấc mơ trở thành cô giáo trong tương lai đã trở thành hiện thực. Năm 2014, tốt nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên, khoa sư phạm, ngành Giáo dục Mầm non. Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số như gia đình H’Thủy có con cái học được lên hết trung học và cao hơn nữa là một niềm tự hào to lớn đối vơí gia đình và cả buôn làng.
Sau khi ra trường được biết đến huyện Tuy Đức là một huyện biên giới. Nơi còn thiếu nhiều giáo viên, nhất là các xã có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số như xã Đăk Ngo, xã Đăk R’Tih. Biết được thông tin này, H’Thủy đã nộp hồ sơ xin hợp đồng tại huyện Tuy Đức và được UBND huyện nhận và phân về công tác tại trường MN Hoa Mai, Xã Đăk R’Tih, Huyện Tuy Đức, Tỉnh Đăk Nông.
Về công tác tại trường MN Hoa Mai là ngôi trường có hơn 70 % trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số. Ước mơ và sự ấp ủ khi trở thành cô giáo sẽ đem cái chữ về giảng dạy cho các cháu ở vùng sâu vùng xã, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngọn lửa cống hiến trong lòng lại càng bừng sáng hơn, có được cơ hội giúp các cháu nơi đây biết được cái chữ, biết được tiếng Việt thành thạo hơn.
Công tác tại trường có nhiều trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số đồng nghĩa với phong tục tập quán của người đồng bào cũng khác với người kinh. Nhiều phu huynh chưa hiểu nhiều về tiếng Việt nên khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động trẻ em đến trường. Sau mỗi giờ đên lớp Thủy thường xuống tận gia đình phụ huynh để trò chuyện, tuyên truyền chủ trương trương, đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước, vận động các cháu ra lớp. Sử dụng song ngữ giải thích cho phụ huynh đưa con em đến trường, hướng dẫn thêm tiếng Việt cho các cháu để các cháu đến trường tự tin hơn, tiếp thu bài học dễ dàng hơn.
Ngôi trường Mầm non Hoa Mai và các em nhỏ giờ đây như là gia đình thứ 2 mà H’Thủy gắn bó không thể xa được. Năm 2020 cô giáo H’Thủy đã thi trúng tuyển viên chức và được biên chế con số tại trường MN Hoa Mai cho đến nay. Vì H’Thủy là người dân tộc M’nông nên cô cũng muốn cống hiến đem hết khả năng, kiến thức và lòng yêu nghề của mình để thắp sáng ước mơ của bao em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đến trường cũng như góp để phần xây dựng bon làng phát triển hơn.
Cô giáo H thủy là một trong những tấm gương vượt khó và tích cực trong các hoạt động phòng trào của nhà trường. Cô đã tham gia nhiều hội thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ do địa phương và các cấp tổ chức và đã đem về nhiều thành tích cho nhà trường. Trong công tác giáo dục, cô luôn được phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em của mình, sỉ số lớp cô lúc nào cũng đảm bảo tỷ lệ chuyên cần. Cô là một trong những giáo viên dạy giỏi cấp huyện của nhà trường. Các hội thi như hội thi văn nghệ của trẻ, hội thi “Rung chuông vàng” nhà trường tổ chức, lớp cố luôn có học sinh đạt thành tích được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận.
Hay những năm tháng khi bị dịch bệnh Covid- 19 bùng phát người dân địa phương ở các thành phố về cách ly tại trường theo chị thị của cấp trên. Để góp phần giúp đỡ người dân, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bếp ăn không đồng nấu ăn phục vụ cho người dân về cách ly tại địa điềm trường MN Hoa Mai. Cô H’Thủy là một trong nhưng tấm gương đi đầu trong việc vận động người dân địa phương hỗ trợ rau, củ, quả và trực tiếp tham gia cùng bếp ăn phục vụ cho người dân trong những ngày cách ly tại địa phương. Là một cô giáo luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự nỗ lực phấn đấu đã được tập thể sư phạm nhà trường ghi nhận. Cô là một trong những quần chúng ưu tú nhất của nhà trường năm 2023 cô được chi bộ xét giới thiệu đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Và cũng chính tại mảnh đất này đã đơm hoa hoa kết trái, xây dựng hạnh phúc của riêng mình. Hiện nay, cô giáo H’Thủy có một gia đình nhỏ, có 2 con đang học ở trường MN và tiểu học. Nhưng sự nổ lức phấn đấu làm ăn kinh tế của đôi vợ chồng không được may mắn như những cặp vợ chông khác.
Chồng cô không có công việc làm ổn định nên thu nhập chỉ trông chờ vào đồng lương của cô. Các con đang trong độ tuổi ăn học. Vợ chồng cô có bố mẹ già trên 70 tuổi . Các anh chị trong gia đình điều kiện kinh tế cũng không mấy khá giã nên vợ chông cô có trách nhiệm chu cấp phụng dưỡng cha mẹ khi tuỗi cao sức yếu trông chờ vào các con. Cô là lao động chính trong gia đình để lo cuộc sống vun đắp hạnh phúc gia đình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng trên gương mặt cô lúc nào cũng nở nụ cười lạc quan.
Hiểu được hoàn cảnh của cô trong suốt thời gian qua cô công tác nhà trường cũng tạo điều kiện và luôn động viên cô .
Nhiều lúc chị em thường tâm sự với nhau cô chia sẻ ước mơ, mong muốn của mình là làm sao trong công tác, cô muốn cống hiến nhiều hơn nữa vì các cháu nhỏ người đồng bào dân tộc M’Nông với nhiều gia đình cũng rất khó khăn. Cô mơ ước có một cái máy Laptop để cô được mang theo, dù ở đâu cô cũng làm việc được. Có máy tính cô được học hỏi nhiều hơn ở trên mạng internet, vì máy tính có nhiều hoạt động hay, có nhiều chương trình bổ ích, giờ dạy tốt cô muốn học hỏi thêm để tích lũy kinh nghiệm, cô muốn học thêm tiếng Anh, hay thiết kế giáo án điện tử giúp cô chủ động hơn chứ đi nhờ máy đồng nghiệp nhiều cô cũng e ngại. Nếu có được cái Laptop vào những ngày nghỉ cô dạy thêm cho các em nhỏ trong bon học bài.
Nhưng với điều kiện gia đình của H’Thủy hiện nay thì H Thủy chưa thể mua sắm được, Thủy ước ao khi gia đình bớt khó khăn Thủy cố găng có được một cái máy tính Laptop ngoài phục vụ công tác Thủy cũng mong muốn cho các con của Thủy được học tập trên máy tính. Các con được tiếp cận vơi công nghệ thông tin nhiều hơn.
Một cô giáo thực sự rất tâm huyết với nghề đã chia sẻ những mong muốn khát khao có được chiếc máy tính để phục vụ công tác tốt hơn. Song, do điều kiện khó khăn chưa thể có máy tính. Với tình yêu thương, lan tỏa thông điệp này đến với người mọi người. Hy vọng rằng sự lan tỏa yêu thương của cô giáo H Thủy – người đồng bào dân tôc M’Nông sẽ đến được với chương trình “CÙNG DANISA TRI ÂN THẦY CÔ”, sẽ là người may mắn được chương trình tặng máy tính, giúp cô đỡ vất vả hơn trong công việc, trong cuộc sống để cô tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà, thắp sáng ước mơ cho các em.!.
Đắk R’Tíh, ngày 27 tháng 10 năm 2023
Người viết
Phạm Thị An